Bài này mình viết dựa trên kinh nghiệm đi làm Teaching Assistant (TA) của mình ở trường UC San Diego. Trong group này, có rất nhiều bạn cũng từng làm TA trong thời gian đi học Bachelor/Master/Ph.D. Nên mọi người sẽ có kinh nghiệm khác nhau, mong các bạn đóng góp thêm.
Teaching Assistant là gì?
Teaching Assistant theo tiếng Việt dịch ra là Trợ Giảng. TA chủ yếu là hỗ trợ giảng viên phụ trách khóa học bằng cách đứng lớp thảo luận (discussion session) hoặc đứng lớp thí nghiệm (Lab session).
Công việc của TA là làm gì?
Teaching Assistant thường làm các việc sau đây:
- Session Lead: Đứng lớp thảo luận(Lecture discussion session) hoặc đứng lớp thí nghiệm (Lab session). Trường mình thì 1 TA đứng discussion session thì phải đứng lớp 4 session/tuần tương đương với 4 tiếng/tuần. Nếu đứng lớp thí nghiệm thì 1-2 sessions (tùy lab là under divsion hay upper division course) tương đương với 6-8 tiếng/tuần. Cái này mình sẽ nói mặt lợi và hại giữa 2 cái này ở khúc sau.
- Assisting the Professor: Giúp thiết kế khóa học, chuẩn bị tài liệu, bài tập lớp,và bài kiểm tra (cái này tùy giáo)
- Holding Office Hours: Thường thì một tuần bạn phải có 2 lần office hour, mỗi lần một tiếng. Để học sinh không hiểu bài có thể hỏi bạn 1 on 1.
- Holding Review Session: Cái này tùy. Thường thì gần tới thi midterm hoặc final, TA thường làm review session cỡ 2-3 tiếng để
- Proctor, Grading Papers or Exams: Gác thi, chấm bài và vô điểm.
Trung bình thì một tuần tổng cộng lại TA làm khoảng 11-12 tiếng. Ngoại trừ những tuần rơi vào midterm, final thì số lượng giờ sẽ tang lên khoảng 20-22 tiếng là do phải chấm bài và vô điểm.
Lecture Discussion Session và Laboratory Session có gì khác nhau?
Các bạn nào học bên Science như là Chemistry, Biology, Physics thì đều biết là đều có Lecture và Laboratory
Lecture Discussion session
Đứng lớp thảo luận. Thường thì 1 TA trường mình phải đứng 4 session (mỗi session là 50 phút). Nếu bạn nào tiếng Anh giỏi thích nói thì nên làm cái này vì hầu như là bạn sẽ đứng nói. Mặc lợi ở đây là bạn chỉ đứng có 4 session mà thôi. Mặc hại là bạn phải cách biết ăn nói để làm sao cho học sinh hứng thú với session của bạn. Ngoài ra số lượng học sinh bạn phải tương tác nhiều hơn. Ví dụ lớp General Chemistry I, có 300 học sinh mà chỉ có 5 Tas, thì trung bình chia ra bạn phải tương tác tới gần 60 học sinh. Nhiều lúc gần tới thi Midterm và Final Exam bạn sẽ bị ngập lụa trong email vì tụi học sinh nó email bạn hỏi bài (có nhiều đứa còn kiếm fb của bạn và nhắn tin trực tiếp).
Lab Session
Đứng lớp thí nghiệm. Cái này dành cho người nào không thích nói nhiều (như mình chẳng hạn ^^). Bạn chỉ vô phòng lab, đứng coi tụi nó làm mà thôi. Chừng nào nó câu hỏi gì thì nó lên hỏi bạn. Số lượng học sinh tương tác thường chỉ là 25 học sinh mà thôi. Thường thì thứ sáu của tuần trước cái thí nghiệm, bạn sẽ được người ta chỉ dẫn thí nghiệm của tuần đó sẽ làm gì làm như thế nào. Nên bạn yên tâm. Bạn cũng không cần lo lắng là học sinh có hứng thú về bài giản của bạn không (vì bạn có phải đứng giản đâu nào). Mặc trái là bạn phải đứng tới 6 tiếng/ tuần thay vì 4 tiếng/tuần. Ngoài ra SAFETY, lỡ trong thí nghiệm tụi học sinh nó có tại nạn gì thì bạn cũng bị liên lụy. Nên bạn phải nên đi tới đi lui quan sát tụi nó để yên tâm là tụi nó phải làm theo cái procedure.
Làm sao để được đi làm Teaching Assistant?
Cái này mình cũng không biết sao nữa. Mình chỉ biết ở trường mình UC San Diego ấy, tất cả học sinh học Tiến Sĩ điều phải làm TA để được waive tiền tuition fee và health insurance fee. Còn Thạc Sĩ thì tùy department. Có department phải bắt làm TA, có department không cần. Nhưng ở California, nếu bạn học Thạc Sĩ mà đi TA thì sẽ dc trả tiền học phí bạn đóng – mình đã có viết 1 bài về cái này rồi.
À có nhiều bạn sợ tiếng Anh mình nói nó không hiểu. Các bạn cứ nộp đơn đi nhé. Vì trường mình tụi Ấn, nó nói không nghe được mà vẫn được làm TA cơ :3
Có nhiều bạn thắc mắc là có thể đi làm TA trong lúc học Undergraduate – Bachelor dc không?
Câu trả lời là tùy trường và tùy department. Như trường mình có chương trình Undergraduate Instructional Apprentice (UIA). Muốn làm được UIA thì bạn phải đang là Junior hoặc là Senior standing, GPA trên 3.2 và đã phải học lớp mình muốn làm TA rồi với điểm A- trở lên mới được làm UIA. Tùy department có số lượng Undergrad và Grad students như thế nào thì số lượng UIA được mướn là nhiều hay ít.
Ở đây, lấy ví dụ Department of Chemistry của mình chỉ có 2300 Undergad và 300 grad student, nên chỉ cho 20 slots UIA cho mỗi kỳ. Trong khi đó Department of Biology kế bên có tới 6500 Undergrad mà chỉ có 400 grad students, do đó số lượng Grad students không đủ, nên phải mướn gần tới 80 UIA. Các bạn nào đang học Undergrad thì nên check website của department hoặc lên hỏi thẳng counselor.
Nếu trường không có UIA hoặc bạn nộp đơn làm UIA không được nhận thì sao? Câu trả lời là các bạn nộp đơn đi làm Tutor hoặc Reader. Reader là các bạn đi gác thi và chấm thi phụ với TA. Như mình đã nói ở trên mấy lớp General Chemistry/Biology này nọ lớp rất đông học sinh tầm 300 đứa, nên TA ko thể nào mà chấm xuể cả. Tutor là các bạn làm tutor (ko biết dịch ra Tiếng Việt sao cho đúng).
Mẹo chọn lớp làm Teaching Assistant
Thường thì các bạn học Tiến Sĩ mà đã có giáo rồi. Thì thường giáo muốn các bạn làm TA cho giáo vì thuận lợi. Nhưng không phải giáo nào cũng sẽ đứng lớp mỗi học kỳ cả. Nên bạn vẫn được quyền chọn lớp để dạy TA. Thường thì trước khi học kỳ bắt đầu, dept sẽ mở application cho bạn lớp để đứng TA. Trường mình thì tụi mình được chọn 6 lớp mình thích nhất đến ít thích. Sau đó scheduler sẽ schedule lớp bạn sẽ làm TA cho bạn dựa trên lịch học của bạn. Thường thì hầu như các lớp mình chọn thứ 1 và 2 điều được vô làm.
Kinh nghiệm chọn lớp
Có nhiều bạn mới làm TA lần đầu tiên thường sẽ nghĩ nên chọn những lớp lower division là những lớp như là General Chemistry, General Biology, Introductory to Biology Laboratory vì lý do là materials dễ và dễ trả lời những câu hỏi của học sinh đưa ra. Nhưng mình nghĩ là nếu bạn làm TA mấy lớp này thì sẽ bị ngốn thời gian rất nhiều và stress nữa. Những lớp này lượng học sinh là rất đông toàn 250 học sinh trở lên. Một mình bạn phải cân khoảng 50 đứa thì khá mệt.
Ngoài ra, các bạn cũng biết General Education rồi chứ gì. Những lớp này còn chứa 1 lượng học sinh không nhỏ từ non Science majors nữa. Office hours bạn phải deal với non-Science major khá mệt. Non-science major thường tốn thời gian để giải thích hơn là Science major students. Ngoài ra những lớp này còn có một lượng không nhỏ các bé ở High School mơi lên. Trường càng thuộc dạng Top thì càng chứa các bé ở High School học straight A càng nhiều. Vì mới lên đại học, các bé sẽ bị shock khi mình bị B và C. Và biết chuyện gì không, các bé đó sẽ kiếm bạn để hỏi bài càng nhiều. Những bạn mà học Tiến Sĩ năm 1 thì biết rồi ấy, ngoài làm TA, các bạn phải làm Lab Rotation rồi phải lấy lớp nữa chứ. Thành ra là không có thời gian.
Xử lý câu hỏi mình không biết như thế nào?
Do đó là mình nghĩ nên chọn những lớp Upper Division để làm TA. Những lớp đó số lượng học sinh rất ít. Toàn là học sinh của major đó phải học. Những học sinh đã học đại học được 2-3 năm rồi, nên sẽ không bị tâm lý như các bé ở High School mới lên. Nên bạn cũng dễ thở tí. Có nhiều bạn sợ là lỡ nó hỏi mình không biết đường trả lời thì sao? Không sao cả bạn à, nếu bạn không biết thì các bạn nói thẳng là Sorry, I don’t know. I will take a look and give you answer on the next discussion session or I will email you. Hoặc là I will talk to the professor.
Ngoài ra, các bạn nào đó giờ không học trường đó, nên lên ratemyprofessor để coi sơ professor mà chọn. Nên chọn những professor dễ dễ tí. Ông nào mà chấm bài khó, khó khan thì cũng đừng nên lấy lớp đó để làm TA.
Tại sao mình lại apply làm Teaching Assistant?
Bạn nào đã đọc bài mình đã viết cách đây hơn nửa năm trước thì nếu bạn làm TA Full Appointment thì bạn sẽ được trả lại toàn bộ tiền học phí và tiền bảo hiểm cho trường (nếu là dân định cư) hoặc trả lại ½ tiền học phí (nếu bạn là du học sinh). Ngoài ra mình làm cho thỏa đam mê, nhà mình nội ngoại ở Việt Nam hơn ½ gia đình là theo nghề giáo – đã từng và đang đi dạy, nên mình quyết định nộp đơn làm TA cho biết trải nghiệm đi dạy là như thế nào. Thật sự thì mình cũng thích đi dạy lắm. Đi dạy không phải ngoài dạy ra mà còn có thể lắng nghe những tâm tư của học sinh. Mặc dù mình chỉ làm TA, nhưng vẫn có học sinh hay nói chuyện với mình về tương lai, sự nghiệp, gia đình, này nọ. Có lẽ mình là người hướng nội – thích lắn nghe, nên mọi người hay tâm tư với mình không chỉ học sinh mà cả bạn bè của mình
Chúc các bạn thành công trên con đường các bạn đã chọn
Thân ái !
Bài viết của anh Tam Huynh được đăng trên Facebook và được đăng lại trên Vietish với sự đồng ý của tác giả.