Khi nói về phát triển trí não của trẻ, có lẻ bạn đọc nghĩ ngay đến trí thông minh. Tuy nhiên, để trẻ phát triển toàn diện cần có thêm vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Ở nửa đầu thế kỷ XX, Ivan Petrovich Pavlop, nhà tâm lý – sinh lý học người Nga, ông tổ của thần kinh học, đồng thời là một nhà tâm lý học nổi tiếng, người được giải Nobel, đã chỉ ra rằng “95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0-5 tuổi. Chỉ có 5% sẽ được phát triển trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời…”.
Theo thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ – Viện sức khỏe quốc gia, sự gia tăng lớn nhất về trọng lượng não ở cả bé trai lẫn bé gái xảy ra trong 3 năm đầu đời, trọng lượng tăng gấp bốn lần so với lúc sinh, trong khi trong 15 năm sau đó, trọng lượng não chỉ tăng gấp đôi so với lúc sinh.
Do đó, để phát huy tối đa tiềm năng phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển trí não, phụ huynh cần hiểu rõ ba điều quan trọng sau:
Nắm bắt giai đoạn vàng
Ngay từ khi chào đời, não trẻ phát triển nhanh ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi sinh ra, não trẻ bằng 25% trọng lượng não người trưởng thành, đạt 75% trọng lượng não người lớn khi trẻ 3 tuổi. Một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc…và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Chính vì thế, từ 0-6 tuổi, mà đặc biệt là ba năm đầu đời với sự phát triển như vũ bão của các tế bào não, được xem là giai đoạn vàng để phát huy tối đa năng lực trí não của bé mà ba mẹ không thể bỏ qua.
Nguồn dinh dưỡng cho phát triển trí não
Khi bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, là lúc bé sẽ tự tiếp thu rất nhiều kiến thức. Vì vậy, mẹ nên “tiếp sức” bằng nguồn dinh dưỡng liên tục cho não bộ, để bé không ngừng học hỏi và lớn khôn. Nguồn dinh dưỡng này kích thích trí não bé phát triển toàn diện trên 4 khía cạnh: Thông Minh, Vận Động, Giao Tiếp, Cảm Xúc. Nguồn dinh dưỡng bao gồm các dưỡng chất thiết yếu, cung cấp hàm lượng cao DHA – dưỡng chất vàng không thể thiếu cho một trí não phát triển toàn diện, cùng nhiều các vi chất dinh dưỡng giúp phát triển trí não khác.
Tuy nhiên ba mẹ cũng nên nhớ rằng: đừng bao giờ ép 1 đứa trẻ ăn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hình thức nào, vì bất cứ lí do gì. Trong chuyện ăn, con nít luôn biết chúng cần gì. THỰC SỰ BIẾT. Trẻ có 3 chiến lược phòng thủ khi bạn cố cho con ăn.
– Chiến lược 1: quay đi, không há miệng
– Chiến lược 2: vẫn bị ép ăn, con sẽ há miệng nhưng không nuốt
– Chiến lược 3: vẫn bị ép ăn, con sẽ há miệng, ngậm và phun (đối với bé ăn đút) và quăng tất cả (với bé ăn bốc).
Khi con đưa ra 3 chiến lược này, con muốn nói với bạn biết rằng: con ko muốn ăn. Lí do? Vì con không thích ăn, vậy thôi.
Hành trình học hỏi không gián đoạn
Việc khám phá, học hỏi của bé cần được diễn ra liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, khi bé lên 2, lên 3, là giai đoạn đánh dấu bước chuyển tiếp trong nhận thức của bé khi bé nhìn nhận bản thân như một cá thể độc lập. Bé sẽ tập trung khám phá và học hỏi rất nhanh về thế giới xung quanh.
Vì vậy trong thời điểm này, ba mẹ hãy dành thời gian cho con tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi ngoài trời để bé được trải nghiệm và học hỏi nhiều hơn. Ba mẹ đừng e ngại việc bé tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ bị vi khuẩn xâm nhập rồi sinh bệnh… Sự thật môi trường bên ngoài chính là một thế giới đầy sắc màu, kích thích sự phát triển trí não của bé.
Kết luận
Mong ước của cha mẹ là có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh. Sau này lớn lên có một tương lai tương sáng. Muốn vậy bên cạnh tình yêu thương con, cha mẹ cần đồng thời nuôi dưỡng trí não và thể chất cho con tốt hơn ngay từ đầu.