Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau. Việc hiểu các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ giúp cha mẹ phát hiện những bất thường trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và có hướng xử lý phù hợp và kịp thời. Để biết con em mình có phát triển ngôn ngữ bình thường không, quý vị có thể truy cập và trả lời bảng câu hỏi tại trang web của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
Về cơ bản, trẻ dưới 5 tuổi có thể học cùng lúc nhiều ngôn ngữ cùng lúc. Càng lớn thì khả năng học nhiều ngôn ngữ giảm dần.
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
Giai Đoạn | Độ Tuổi | Mô Tả |
Bập bẹ | 6-8 tháng | Bé lặp đi lặp lại một vài âm tiết đơn điệu hoặc kết hợp (e.g., \ma\ma\, \da\da\, \ga\e\im\ada\) |
Nói được 1 từ hoàn chỉnh | 9-18 tháng | Bé có thể phát âm hoàn chỉnh và rõ 1 từ |
Nói được câu đơn giản 2 từ | 18-24 tháng | Ở giai đoạn này bé đã có thể nói được những câu ngắn 2 từ có quan hệ ngữ nghĩa đơn giản. |
Nói được câu gồm nhiều từ kết hợp (gian đoạn đầu) | 24-30 tháng | Bé sử dụng cấu trúc từ ngữ thay vì cấu trúc câu. |
Nói được câu gồm nhiều từ kết hợp (gian đoạn sau) | 30+ tháng | Cấu trúc ngữ pháp hoặc chức năng xuất hiện |
Bảng các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Cột Mốc | Fenson |
10 từ | 13 tháng (range 8-16) |
50 từ | 17 tháng (range 10-24) |
Vốn từ (từ vựng) khi trẻ 24 tháng | 310 từ (range 41-668) |
Bảng vốn từ vựng trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Vai trò của gia đình trong phát triển ngôn ngữ của trẻ
Giao tiếp với bé nhiều hơn
Trẻ học bằng cách bắt chước và chúng bắt chước rất nhanh. Ông bà, cha mẹ có thể nói chuyện nhiều hơn với bé để bé học nói nhanh hơn. Ở giai đoạn 0 – 5 tuổi, bé có thể học cùng lúc nhiều ngôn ngữ. Ông bà, cha mẹ có thể nói với con bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc cả 2. Tuy nhiên, quý phụ huynh nên chú ý đến phát âm. Quý vị cần nói chậm, phát âm rõ để con phát triển ngôn ngữ vượt trội nhé.
Giải thích, giải thích và giải thích
Thông qua việc giao tiếp nhiều hơn hằng ngày với bé, cha mẹ có thể dạy con rất nhiều kiến thức. Đừng nghĩ là con bé thì biết gì, hãy cứ giải thích một cách đơn giản cho bé những điều bạn làm hằng ngày. Hãy cho bé tham gia cùng với bạn, để bé có cơ hội không ngừng học hỏi.
Ví dụ bạn đi chợ, hãy cho bé đi cùng. Giải thích cho bé tùy theo lứa tuổi. Bạn có thể chỉ và gọi tên loại rau hay hoa quả mà mình đang lựa. Rau cải có màu xanh, trái cam có màu cam. Nếu bạn không chỉ (nói) làm sao bé biết được đâu là trái xoài, đâu là rau cải. Nếu bé lớn hơn chút (chừng 2-3 tuổi), bạn có thể nhờ bé “lấy giúp mẹ 2 trái cam”. Đến giai đoạn này bạn có thể kiểm tra xem bé có biết trái cam không, và đếm số đúng chưa.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Tuyệt đối không để trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử. Tùy vào độ tuổi mà giới hạn thời gian xử dụng phone, ipad, vv. Không thể phủ nhận mặt tốt của phone, TV, ipad. Tuy nhiên nếu để trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều, bé sẽ mất khả năng tập trung sau này, đặc biệt ảnh hưởng đến thị lực.
Lời kết
Giao tiếp (ngôn ngữ) cùng với trí thông minh, vận động và cảm xúc chính là 4 yếu tố cần thiết để giúp một đứa trẻ phát triển vượt trội. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ vượt trội rất dễ nhưng cần cha mẹ thực hiện đúng và thống nhất.
Đọc thêm: First Language Acquisition