Không biết mọi người như thế nào, nhưng tôi thuộc về lứa tuổi mà nghe tới thị trường chứng khoán, là nhớ ngay tới những bộ phim Hồng Kông thời 1900. Mở phim nào lên, không phải kiếm hiệp thì là nghe “tao phá sản vì mua chứng khoán” hoặc là các bà xẩm bị dụ mua chứng khoán; nhìn bà nào cũng khờ khạo nhưng khó ưa khiến mình thầm thốt lên “thua hết đi cho chừa”. Nói chuyện lan man một chút, nhưng bây giờ mỗi lần nghe ai nói sợ chơi stock lắm, sợ đầu tư lắm, thì mình đổ ngay cho mấy bộ phim nhảm nhí đó.
Vậy nỗi sợ chứng khoán này đến từ đâu?
1/ Sự mất lòng tin vào thị trường chứng khoán. Có thể nói thị trường chứng khoán Châu Á vào những năm 1980, 1990, ngoài trừ Nhật Bản, là một khu rừng – thú nhỏ ăn thú lớn. Chính phủ các nước chưa có biện pháp quản lý. Lừa đảo ngập tràn. Ai ăn theo Tây được thì lừa gạt người khác. Ai bị lòng tham che mắt thì nghe theo, bán nhà đưa cho kẻ khác.
2/ Cách nhìn thiển cận. Đối với chúng ta, chơi chứng khoán chỉ có ăn thua. Tao mua giá 1 đồng, bán lại cho mày 3 đồng. Tao lời 2 đồng, mày lỗ 2 đồng. Do đó, ăn hay thua là do hên xui. Phải có mánh mung mới thắng được. Cái trò này không dành cho người liêm chính.
3/ Sự mất lòng tin vào chính phủ. Quá quen với cảnh tiền rời khỏi tay là mất. Đi ngủ sáng dậy đã bị tịch thu hoặc truy thuế. Chính phủ thấy có tiền là cướp.
Lòng tin vào thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán của Mỹ đã có từ lâu đời, đã hơn 100 năm. Những vụ tai tiếng đầy rẫy, lên xuống cũng bất thường. Tuy nhiên, Mỹ cũng là nước đi đầu trong việc cải cách quản lý thị trường, dẫn đến những bộ luật sinh ra để bảo vệ người đầu tư. SEC – Securities and Exchange Commission. Đây là một cơ quan chính phủ lâu đời, lập ra nhằm quản lý các công ty có trên thị trường. Một số luật tiêu biểu gồm có
Anti-insider trading
Chống mua bán nội gián. Mua bán nội gián là gì? Ví dụ như mình làm cho Samsung, stock của samsung đang bán $100 1 share. Mình tình cờ biết được bộ phận nghiên cứu vừa nghiên cứu thành công 1 chức năng. Ngày mai công ty sẽ tuyên bố ra ngoài. Mình mới gọi điện cho thằng em của mình, nói có bao nhiêu tiền đem đi mua stock của samsung hết.
Hôm nay mình mua $100 1 share, ngày mai công ty vừa tuyên bố share lên $120. Chỉ qua 1 đêm mình lời được 20%. Như vậy là không công bằng với những người khác. Không chỉ là không công bằng, nó còn làm xói mòn lòng tin của người đầu tư. Một khi người đầu tư không còn lòng tin nữa, thì hệ thống sẽ sụp đổ. Do đó, SEC đã ngăn cấm việc này và hình phạt là phạt tiền và bỏ tù.
Nghiêm cấm làm giả sổ sách để tăng lợi nhuận công ty
Các công ty khi thua lỗ mà muốn tiếp tục tồn tại thì họ có thể làm giả sổ sách, tăng mức lợi nhuận lên, đồng thời tăng cường vay vốn để tồn tại. Đến khi thua lỗ, thì những người mua stock của công ty sẽ lao đao. Ngân hàng cho vay cũng lao đao. Nhân viên bị sa thải cũng sẽ lao đao.
SEC muốn ngăn chặn việc này để giảm thiểu sức tàn phá của các công ty thua lỗ. Họ bắt buộc tổng giám đốc và phó giám đốc tài chánh phải kí tên vào báo cáo tài chánh của công ty. Nếu có sự lừa đảo thì 2 người này cùng những người có liên quan khác sẽ đi tù. Ngoài ra, tất cả các công ty này đều phải được kiểm toán hàng năm để đảm bảo tính trong sạch. Nói vậy không có nghĩa là công ty nào cũng trong sạch. Nhưng thực tế khác xa với suy nghĩ của nhiều người lắm.
Và còn nhiều quy định khác để đảm bảo một môi trường công bằng cho mọi người.
Thiển cận vs. lâu dài
Vai trò của thị trường chứng khoán khác với suy nghĩ của chúng ta. Nó không phải là một sòng bài. Vai trò của nó không phải là cầm tiền của người này trao cho người kia. Vai trò của nó là cung cấp vốn cho những công ty cần vốn. Dĩ nhiên nếu bạn bước vào thị trường với tâm niệm sẽ dùng trí khôn của mình để làm giàu, thì trước sau gì cũng sẽ có người khôn hơn (hoặc đơn giản là bạn chỉ không được khôn như mình nghĩ) tới và lấy tiền của bạn đi. Nhưng tạm thời bạn hãy quên đi bản thân mình và nhìn vào thị trường một cách tổng quát.
Mỗi năm tổng giá trị của các công ty trên đất Mỹ mỗi tăng. Tức là người ta rót tiền vào thị trường càng lúc càng nhiều. Vậy có phải những người này bị lừa theo kiểu Ponzi scheme (lấy tiền người sau trả cho người trước) không?
Ponzi scheme rất phổ biến ở Việt Nam
Là kiểu vay tiền người này trả lãi người khác, còn tiền gốc thì bỏ túi riêng. Dẫn đến người bị hại càng ngày càng nhiều, đến khi vỡ lỡ thì chủ nợ ôm hận, còn thủ phạm cao chạy xa bay. Vậy thị trường chứng khoán của Mỹ có phải là một Ponzi scheme 100 năm tuổi hay không?
Mua chứng khoán là bị gạt?
Bây giờ thì chúng ta tập trung tầm nhìn vào 2 cá nhân, ông A và ông B. Giả sử ông A mua 1 share Apple với giá $150. 3 năm sau ông B thấy thị trường có lời, nhảy vào mua share của ông A với giá $200. Vậy ông A có phải là chủ nợ đã được thanh toán, còn ông B là chủ nợ mới vừa bị gạt không? Xin thưa là không. Với 2 lí do sau:
a/ Ông A và ông B chỉ bị gạt khi mà giá trị của stock 2 ông mua bán hoàn toàn không có. Apple là một công ty làm ra sản phẩm đàng hoàng, có khả năng trả cổ tức trong tương lại. Khi Apple phá sản, một phần tài sản của công ty sẽ được chia lại cho các cổ đông. Tất nhiên hoàn cảnh phá sản đó của cải chia lại không được bao nhiêu, nhưng hoàn toàn khác xa với những lời hứa sáo rỗng từ Ponzi scheme. Sở dĩ ông A có tiền lời là bởi vì ông A đã có gan mua stock Apple lúc nó còn 150 và giữ tới khi nó phát triển lên tới 200.
b/ Khi ông A bán share và có lời, ông A cảm thấy tin tưởng vào thị trường hơn và ông có khả năng sẽ dùng tiền này góp vốn vào các công ty mới, như Lyft, Uber, AirBnB. Chính vì những người như ông A và lòng tin của ông vào thị trường, mà các công ty mới có vốn để phát triển. Lợi ích của ông A từ thị trường là rất cần thiết để duy trị một nền kinh tế mạnh như nước Mỹ.
Khi thị trường lớn mạnh, bạn cũng sẽ giàu theo
Với một thị trường gồm vài chục triệu ông A, chúng ta không thể thấy được ai là nạn nhân, bởi vì không có nạn nhân. Việc thị trường lớn mạnh phản ánh lên được sự tin tưởng của người đầu tư vào tương lai nước Mỹ. Nếu bạn là một phần của thị trường, thì khi thị trường lớn mạnh, bạn cũng sẽ giàu theo.
Nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn đeo bám vào thị trường. Nếu bạn xác định sẽ dùng trí khôn của mình để nhảy vào rồi lại nhảy ra, việc bạn thua lỗ là chuyện hiển nhiên, không trách ai được. Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi bạn muốn đầu tư lâu dài đảm bảo lợi nhuận cũng được, mà đánh liều mong làm giàu sớm cũng được, không ai ngăn cấm.
Nhà nước và thuế
Hôm nọ mình có nói chơi với vợ, hồi Christmas 5 tháng trước, nếu mình có thêm tiền thì mình đã gom hết mua stock lúc thị trường bottom out. Giờ này đã lời 30%. Chỉ có cái phải đóng thuế. Vợ mình thốt lên, thôi, ăn không có bao nhiêu còn bị đóng thuế.
Mình mới chợt ngộ ra một sự hiểu lầm rất lớn. Chúng ta đã quá quen với sự nhập nhằng của chính phủ Việt Nam. Tham lam. Bất tài. Cứ thấy tiền là vòi vĩnh. Đối với chính phủ Mỹ, họ rất rạch ròi. Họ không đánh thuế tiền nhận vào, mà họ nhìn vào bạn lời được bao nhiêu, họ chỉ đánh thuế trên phần lời đó. Đặt mình vào vị trí vợ mình, tiền đã đóng thuế rồi, giờ lời 30% mà phải đóng thuế lại hơn 20%, vậy thì ăn trên đầu trên cổ dân quá.
Nhưng nếu chúng ta có được suy nghĩ là tiền gốc, tiền mà chúng ta đem đi đầu tư, sẽ không bao giờ bị đánh thuế nữa, thì tự nhiên sẽ thấy đường nào cũng có lời. Thay vì lời 30% thì bây giờ lời 24%. Không có khả năng lỗ do đóng thuế. Lời 10% thì coi như còn 8%, lời 5% thì coi như còn 4%. Không lời thì không đóng thuế. Lỗ thì đươc trừ thuế.
Đừng lo là chính phủ sẽ ăn trên đầu trên cổ mình.
Đơn giản hóa lối suy nghĩ
Vậy đầu tư bằng cách nào? Đầu tư đơn giản là bạn mua một tờ giấy. Trên giấy ghi bạn đang nắm giữ stock này hoặc fund này. Bạn mua nó, giữ nó, đến một ngày nào đó bạn cần tiền thì bạn bán nó lại cho một người khác. Số tiền mà bạn bán ra trừ đi số tiền mà bạn trả cho tờ giấy đó là tiền lời của bạn, bạn trả thuế cho chính phủ trên số tiền lời này.
Mua ở đâu?
Ngày xửa ngày xưa, khi thị trường vừa mới ra đời. Dân chúng không có cách nào mua cổ phiếu một cách dễ dàng. Họ không thể đến gặp trực tiếp công ty và nói, tui muốn mua 10 share của anh. Họ cũng không thể nào đăng tin lên facebook: cần 10 share apple, ai bán pm tui. Mà dù cho họ có kiếm được người để giao dịch, họ cũng sợ, ngày nay tiếng Việt gọi là sợ vcl. Lỡ mình send giấy cho nó xong, nó bùng mình thì sao?
Từ đó sinh ra cái gọi là stock exchange. Stock exchange giống như một cái chợ dành cho chứng khoán. Khi người ta đến chợ này, sẽ biết được công ty nào đang bán stock, giá ngày hôm nay là bao nhiêu, có ai đang muốn bán stock của họ để mình mua không? Quan trọng hơn nữa, stock exchange giúp cho người đầu tư mua và bán theo số lượng và giá họ định ra.
Sàn giao dịch (stock exchange)
Khi bạn tạo tài khoản ở những sàn giao dịch này, họ nắm được thông tin ngân hàng của bạn nên người mua và bán yên tâm trao đổi, không có chuyện người này bùng người kia. Sàn giao dịch thuê stock broker, tức là những người trực tiếp làm việc với bạn để giúp bạn mua bán. Đến thời điểm này, thì việc đầu tư vẫn chỉ dành cho những người có quen biết. Anh giới thiệu môi giới cho tui đi. Tui không tin người ngoài đâu.
Bẵng đi vài chục năm, các công ty như Fidelity và Vanguard rộ lên, họ làm việc như một broker dành riêng cho bạn, thay vì gọi điện cho họ, bạn có thể lên mạng, vào account, xem giá cả, xem stock hay fund lên xuống như thế nào, và chỉ việc bỏ tiền vào mua. Những gì bạn nắm được ghi rõ trong tài khoản. Đến khi bạn bán, bạn bảo đảm sẽ lấy lại được tiền. Từ đây bạn có thể nắm được các thông tin có thể kiểm chứng được như giá cả. Bạn không cần phải lo bị broker lừa gạt hoặc bị dụ dỗ nữa. Không ai nắm phone và dụ bạn mua stock này đi để họ ăn huê hồng nữa. Bạn đối mặt với màn hình máy tính, bạn học hỏi và tự mua những gì mình thấy có lý.
Đây là post chỉ cách mua fund để khởi đầu
Lời kết
Mình chỉ có thể giúp bạn tới đây thôi. Mình không thể chĩa súng bắt bạn phải bỏ tiền ra mua 1 share VOO. Việc bạn có bấm nút mua vì tương lai của mình không, bạn phải tự quyết định lấy.
Bài viết của anh Khôi H. Lê được đăng trên Facebook và được đăng lại trên Vietish với sự đồng ý của tác giả.